Pace là gì? Tổng Hợp Thuật ngữ Chạy Bộ

Thuật ngữ chạy bộthuật ngữ phổ biến để nói tắt, nói gọn lại. Từ nguyên gốc khi dịch ra không toát được hết ý nghĩa nên thường được sử dụng luôn từ gốc.

Khi mà 3 năm trước, tôi đến với chạy bộ tôi đã rất mất thời gian để tìm hiểu xem pace, Vo2max là gì..để biết cách áp dụng vào chạy

Và giờ đây, tôi sẽ tổng hợp và chia sẻ với bạn những thuật ngữ chạy bộ cơ bản cho người mới để bạn không còn bỡ ngỡ hay mất cả giờ đồng hồ để search google nữa.

1. Pace:

là thuật ngữ được dùng phổ biến trong chạy bộ để tính tốc độ chạy. Pace được tính dựa trên số phút hoàn thành 1km hoặc 1 dặm.
Pace 6:00/km: chạy với tốc độ 6 phút/km.

2. Pacer

Người chạy dẫn tốc. Đây là các chân chạy với tốc độ ổn định, cố định theo một mục tiêu đã định trước (ví dụ như FM sub 5) được ban tổ chức giải chạy bố trí để hỗ trợ người tham gia giải.

Thuật ngữ chạy bộ: Pacer

3. Sub

Khi dùng trong thể thao đường trường như chạy bộ hay triathlon thì là để chỉ thành tích dưới một thời gian xác định nào đó.
Dưới một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ FM Sub 4 có nghĩa là chạy cự ly FM 42km dưới 4 giờ đồng hồ.

Thuật ngữ chạy bộ: Sub

4. Chạy trail

Còn gọi là chạy bộ địa hình thường là chạy bộ ở những địa hình không bằng phẳng và ngoài thiên nhiên, rừng núi.

Thuật ngữ chạy bộ: Chạy Trail
5. Chạy road

Chạy trên đường bằng phẳng. Không gian, địa điểm chạy road khá đa dạng nhưng thường có điểm chung là thuận tiện, gần khu vực dân cư. Ví dụ như: xung quanh hồ nước; công viên; đường phố vắng người; phố đi bộ; chạy trong sân vận động…

Thuật ngữ chạy bộ: Chạy Road
6. HM

Half Marathon 21,0975 km – bằng một nửa khoảng cách của chạy marathon.

Thuật ngữ chạy bộ: HM
7. FM: Full Marathon 42,195 km

Thuật ngữ chạy bộ: FM
8. Ultramarathon

Ultramarathon hay siêu marathon là tên gọi của các cuộc thi chạy bộ có quãng đường dài hơn 42,195 km của một cuộc đua marathon thông thường.
Chạy cự ly siêu dài. Ví dụ như 50, 70, 100km…

Thuật ngữ chạy bộ: Ultramarathon
9. Base run

là các buổi chạy có cự ly trung bình-ngắn được thực hiện ở tốc độ quen thuộc của bạn. Mục đích của Base Run là để xây dựng sức bền.

Thuật ngữ chạy bộ: Base run
10. Chạy phục hồi Recovery Run

Các bài tập chạy phục hồi là các buổi chạy cự ly ngắn ở tốc độ chậm, nhẹ nhàng thư giãn. Mục đích của Recovery Run để duy trì thể lực và thói quen chạy bộ trong khi vẫn bảo đảm cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi.

Thuật ngữ chạy bộ: Recovery run

11. Easy run

Chạy với tốc độ chậm rãi, thong thả, thoải mái theo thể trạng. Bạn vẫn thoải mái trò chuyện trong khi chạy
12. Long Run

là tên gọi của các buổi chạy dài. Các buổi chạy này sẽ đủ dài để khiến bạn cảm thấy từ mệt mỏi đến uể oải, kiệt sức.
Các buổi chạy Long Run được sử dụng để rèn luyện sức chịu đựng của cơ thể. Cự ly hay thời gian của các buổi chạy dài sẽ tùy thuộc vào khả năng hiện tại của bạn. Ví dụ: bạn đang chạy được ở mức 5K, các buổi chạy dài sẽ dao động ở mức 7-8K. Nếu bạn đang quen với 10K và cần tập luyện chinh phục Half-marathon, các buổi chạy dài sẽ lên mức 14-18K.

13. Tempo run

Các buổi chạy ở tốc độ không đổi, duy trì liên tục ở tốc độ cao hơn mức trung bình mà bạn áp dụng trong các buổi chạy Base Run. … Mục đích của Tempo Run nhằm giúp luyện tốc độ và sự dẻo dai.

Thuật ngữ chạy bộ: Tempo run
14. Yasso 800

Bài chạy trong 800m có thể giúp bạn ước lượng thời gian hoàn thành FM. Ví dụ bạn chạy 800m trong 4 phút thì dự kiến bạn sẽ hoàn thành FM trong 4 tiếng đồng hồ.

15.  Interval Run

Nghĩa là chạy biến tốc, dịch sát nghĩa là chạy theo đoạn ngắn. Interval Run thường được dùng để luyện tốc độ, sức chịu đựng, độ dẻo dai.
Các bài tập chạy biến tốc là sự kết hợp xen kẽ các đoạn chạy nhanh ở tốc độ cao và các đoạn chạy chậm hoặc đứng yên tại chỗ để lấy lại sức. Nhờ có các đoạn nghỉ xen giữa, bạn sẽ có nhiều thời gian luyện tập tốc độ hơn là áp dụng các bài tập chạy nhanh từ đầu đến cuối, dễ gây kiệt sức.

Thuật ngữ chạy bộ: Interval run

16. Cross training

Tập bổ trợ, là thuật ngữ chỉ thực hiện 1 số bài tập khác nhau nhằm bổ trợ cho hình thức tập luyện chính và có liên quan đến hình thức tập.

17. RICE
Trong chạy bộ, RICE là 4 kỹ thuật giúp phục hồi chấn thương:
Rest: nghỉ ngơi;
Ice: chườm đá;
Compression: mặc đồ bó cơ;
Elevation: gác cao chân để giảm phù nề.

Thuật ngữ chạy bộ: RICE

18. DNS
Did Not Start Không xuất phát

19. DNF
DNF là từ viết tắt của Did Not Finish, nghĩa là không hoàn thành cuộc thi. Thuật ngữ này thường được dùng trong các cuộc thi thể thao đường trường như chạy bộ, đạp xe, triathlon, dành để gọi những vận động viên không thể hoàn thành cự ly yêu cầu trong khoảng thời gian cho phép (cut-off time).

20. Finisher
Người chạm đích cuộc thi và hoàn thành đầy đủ cự ly trong thời gian quy định của BTC.

21. BIB
BIB có thể được hiểu đơn giản là số báo danh thi đấu. Mỗi BIB được in một số thứ tự riêng biệt dành riêng cho mỗi vận động viên tham gia.
BIB còn được dùng để giúp ban tổ chức phân loại cự ly thi đấu của các vận động viên (dựa trên màu sắc của BIB) để dễ dàng hướng dẫn trong các sự kiện chạy bộ có nhiều cự ly thi đấu. Ví dụ: Tiền Phong 2021 Run sử dụng màu hồng cho nữ, xanh cho nam.

22. Cadence
Cadence dịch sát nghĩa là “nhịp bước chạy”, được định nghĩa là số bước chân di chuyển trong một phút. Bạn có thể tính toán cadence bằng cách đếm số lần bàn chân tiếp đất trong 60 giây. Các vận động viên chuyên nghiệp thường có cadence lớn hơn 180 lần / phút.
Đôi khi, cadence còn được tính dựa vào số lần một bên chân (trái hoặc phải) tiếp đất trong một phút. Lúc này, giá trị cadence giảm còn 1/2. Ví dụ: 90/phút.

23. PR
Personal Record – Thành tích cá nhân tốt nhất

24. HR – Heart Rate
Đối với người chạy bộ, một trong những chỉ số bạn nên quan tâm chính là nhịp tim trung bình, điều này đặc biệt quan trọng với người mới, nhằm tránh trường hợp tập luyện cường độ quá cao trong khi cơ thể chưa thích nghi.
Thường là chỉ nhịp tim trung bình trong thời gian chạy.

25. BPM
Nhịp tim trong 1 phút

26. Zone
Vùng nhịp tim. Có 5 vòng nhịp tim từ 1 đến 5. Trong đó vùng tim 1 chỉ mức vận động nhẹ nhàng, thư giãn và vùng tim 5 chỉ mức vận động tối đa của cơ thể.

27. Aerobic
Chạy hiếu khí. Có nghĩa là chạy có đủ oxy, thông thường là ngưỡng chạy vừa phải, phù hợp thể trạng cơ thể.

28. Anaerobic
Chạy yếm khí. Có nghĩa là chạy thiếu oxy, thông thường là ngưỡng chạy bứt tốc, quá sức với thể trạng cơ thể.

29. Blister
Phồng rộp. Thông thường người chạy bộ hay gặp tình trạng phồng rộp ở bàn chân, các ngón chân do trang phục bị ẩm ướt.

30. Chafing
Trầy xước. Thông thường người chạy bộ hay gặp trầy xước ở các vùng da bị cọ xát nhiều, liên tục với trang phục. Bạn nên lựa chọn trang phục phù hợp với việc chạy bộ để hạn chế trầy xước.

31. Chip time
Thời gian tính bằng chip trong một cuộc thi chạy bộ.

32. Calo
Năng lượng. Thường chỉ số năng lượng tiêu hao sau một bài chạy.

33. Ngưỡng Lactate
Hay còn gọi là ngưỡng vận động yếm khí. Đây là ngưỡng vận động ở tốc độ cao đến mức mà cơ thể không kịp chuyển hóa axit lactic sinh ra trong quá trình vận động.

34. Taper
Quãng thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức trước giải chạy.

35. VO2 Max
Lượng oxy tối đa cơ thể bạn hấp thu được trong một phút vận động. Thường VO2 Max càng cao thì có nghĩa bạn vận động càng hiệu quả, càng khỏe. Đây cũng là lý do nhiều chân chạy lấy việc cải thiện chỉ số VO2Max làm căn cứ để xác định tình trạng tập luyện đang hiệu quả hay không.

36. Lap:Vòng chạy

37. Endurance
Sức chịu đựng, sự dẻo dai của vận động viên. Chỉ số này thể hiện khả năng một người có thể chạy liên tục không nghỉ trong thời gian bao lâu. Thông thường, bạn tập luyện càng thường xuyên, kiên trì thì sức chịu đựng, sự dẻo dai càng được tăng cường.

38. CARB-LOADING:
Carb loading là thuật ngữ chỉ gia tăng phần trăm lượng carb (carbohydrate) trong khẩu phần ăn trong suốt quá trình chuẩn bị trước các sự kiện đường trường diễn ra, như giải marathon, hay half-marathon hoặc chạy đường dài.
Bên cạnh đó, carb-loading là nơi lưu trữ lượng glycogen có trong cơ bắp và gan, được cơ thể sử dụng trong suốt quá trình tập luyện hoặc thi đấu, thường phát huy tác dụng nhất đó là trong lúc bạn đang nghỉ ngơi (taper). Hơn nữa, hãy đảm bảo các nguồn dinh dưỡng mà bạn lựa chọn giàu carb tốt, toàn phần (như ngũ cốc, bánh mì, yến mạch, khoai lang, … ), hạn chế chất béo.

39. Carbohydrate
Một thành phần cơ bản trong thức ăn mà cơ thể con người sử dụng để tạo ra năng lượng. Carbohydrate còn được gọi tắt là Carbs.

40. COOLDOWN
Chỉ trạng thái chạy chậm dần trước khi dừng lại hẳn sau quá trình tập luyện cường độ cao. Việc này rất giúp ích cho tim được nghỉ ngơi và hạ nhịp từ từ, tránh tình trạng máu không được lưu thông đều xuống chân.

41. Hội chứng dải chậu chày
Dải chậu chày  là dây chằng nằm phía ngoài phần cơ đùi, kéo dài từ hông đến mặt ngoài mặt ngoài đầu gối, nối từ vùng xương chậu và xương chày. Bị đau dải chậu chày là triệu chứng vùng dây chằng bị căng cứng và bị viêm, dẫn đến dây chằng bị trật khỏi vị trí ban đầu, nguyên nhân là do vận động quá sức, tập luyện cường độ quá cao….quá trình phục hồi có thể kéo dài vài tuần, vài tháng, thậm chỉ lâu hơn.

Và Nếu bạn vẫn còn chưa biết những đồ dùng nào cần cho ngày đua Marathon. Thì đây là danh sách đồ dùng cần thiết phải có. 

Nếu bài viết có giá trị và muốn cảm ơn tác giả, hãy mời tác giả 1 ly cafe tại tại đây nhé!

Đồng thời, bạn có thể nghe Video về Thuật ngữ chạy bộ: https://youtu.be/rZkXk8iD6o4

Iron Girl Thanh Bùi!

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *